TẬPHUẤN DẠY HỌC TÍCH CỰC

Thứ hai - 14/05/2018 09:56
Trường tiêu rhọc Diễn lâm 2 tổ chức tập huấn phương pháp dạy học tích cực
NỘI DUNG

1. Mục đích

Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học thực hiện theo phương pháp dạy học tích cực; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán có khả năng tập huấn, hỗ trợ cho các cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học về thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở địa phương.

2. Nội dung

Nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

Bài 1: Kĩ thuật đặt câu hỏi và Kĩ thuật chia nhóm, hoạt động nhóm

 Bài học này cung cấp cho học viên những kiến thức chung và một số ví dụ minh họa về 02 kĩ thuật dạy học tích cực:

  1. Kĩ thuật đặt câu hỏi
  2. Kĩ thuật chia nhóm, hoạt động nhóm
  • Là việc GV đặt câu hỏi để HS trả lời hoặc để HS dặt câu hỏi cho GV để nhận thức KT, KN, KX và phát triển NL, PC
  • Dùng trong hầu hết các môn học và nhiều loại bài học (lý thuyết, thực hành)
  • Dùng trong tất cả các pha của quá trình học (trải nghiệm để Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng)


 

 

Clip - Tiếng Anh Đặt câu hỏi về thời gian

 

 
 
  1. Câu hỏi phải hỏi về nội dung cốt lõi của bài học
  2. Câu hỏi sử dụng từ nghi vấn chính xác
  3. Câu hỏi phù hợp với trình độ tư duy của lứa tuổi HS

 

Clip - Toán : CH kiểm tra các bước làm phép nhân một số với số có 5 chữ số

  1. Câu hỏi phải kích thích học sinh suy nghĩ (không nên chỉ nhắc lại thuần túy)
  2. Đặt câu hỏi đúng lúc và đúng chỗ (đúng lúc học sinh đang suy nghĩ, đúng chỗ có vấn đề trong bài học)
  3. Mỗi câu hỏi chỉ hỏi 1 vấn đề
  4. Dùng từng câu hỏi một, không dùng nhiều câu hỏi để hỏi cùng lúc


 

 

Clip - Đặt câu hỏi đọc hiểu lớp 1 (CGD)

 
 
  • Chia nhóm là việc học sinh được học hợp tác theo nhóm để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể được giao.
  • Nhóm được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào mục đích của nhiệm vụ học tập :

    • Nhóm ngẫu nhiên (gồm những HS ngồi gần nhau, hoặc HS ở vị trí đầu bàn bên phải, ở vị trí đầu bàn bên trái …)

    • Nhóm có chủ định : HS cùng trình độ, HS có đủ các trình độ (nhóm hỗn hợp), HS có cùng sở thích …

 

 

Tổ chức hoạt động nhóm

  1. Bước 1 : Làm việc chung cả lớp
    • GV chia nhóm

    • GV giao nhiệm vụ

    • GV hướng dẫn cách làm việc nhóm
  2. Bước 2 : HS làm việc theo nhóm
  3. Bước 3 : Đại diện nhóm báo cáo kết quả

Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm bằng một số Kỹ thuật DHTC

  1. Kỹ thuật đặt câu hỏi (GV hỏi, HS hỏi)
  2. Kỹ thuật Chúng em biết 3
  3. Kỹ thuật đóng vai
  4. Kỹ thuật trình bày 1 phút

 


Bài 2: Kĩ thuật KWL – KWLH và Kĩ thuật đóng vai

 Bài học này cung cấp cho học viên những kiến thức chung và một số ví dụ minh họa về 02 kĩ thuật dạy học tích cực:

  1. Kĩ thuật KWL - KWLH
  2. Kĩ thuật đóng vai
  • K : kiến thức / hiểu biết HS đã có;
  • W : những điều HS muốn biết;
  • L : những điều HS tự giải đáp / trả lời ;  
  • H : cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học)

Lúc mới xuất hiệnKỹ thuật này dùng để dạy đọc hiểuHiện nay được dùng trong nhiều môn học

  1. Biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích tự học sau :Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc
  2. Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc
  3. Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em
  4. Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.
  5. Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.

=> Kỹ thuật KWL phát triển thành KWLH

K W L H
- Ghi các từ, cụm từ liên quan đến chủ đề. 
- HS thảo luận hoặc giải thích về những điều đã ghi. 
GV gợi ý: Các em biết gì về ... ?
- Ghi những điều học sinh muốn biết thành câu hỏi. 
GV gợi ý: 
- Các em muốn biết gì về ... trong bài học này? 
- Em có muốn biết thêm gì về một điều em ghi ở cột K không?
Sau khi đọc bài và suy nghĩ, HS ghi: 
- Những câu trả lời cho câu hỏi ghi ở cột W. 
- Những điều em thích trong bài đọc. 
- Thảo luận về những câu trả lời đã ghi ở cột L. 
GV gợi ý: Câu trả lời nào đầy đủ, câu trả lời nào cần bổ sung gì?
Ghi những thông tin trong bài em muốn tìm hiểu thêm, cách em sẽ tiếp tục tìm hiểu. 
GV gợi ý: Em muốn biết thêm điều gì trong bài? Em sẽ làm cách nào để tìm hiểu thêm?

Ví dụ về hướng dẫn HS đọc bài Chú Đất Nung (Tiếng Việt 4 tập Một). GV dùng kỹ thuật này để giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài trước khi học.

 

K W L H
- Những đồ chơi nặn bằng đất: con chó, con cá, cái nồi, búp bê. 
- Trẻ em ở quê ngày xưa chơi đồ chơi nặn bằng đất có sơn màu xanh, đỏ, vàng.
- Đồ chơi làm bằng đất nặn khi gặp nước có bị hỏng không? 
- Làm thế nào để đồ chơi bằng đất chơi được lâu và không gây bẩn? 
- Bây giờ người ta còn làm đồ chơi bằng đất nung không? Ở đâu làm những thứ đó?
- Đồ chơi làm bằng đất nặn mà gặp nước thì bị nhão ra và hỏng. 
- Để đồ chơi bằng đất chơi được lâu, bền thì phải nung nó bằng lửa.
- Tham quan làng nghề gồm để biết đồ dùng, đồ chơi bằng đất nặn được nung như thế nào. 
- Tìm hiểu trên mạng để biết được có những đồ chơi nào làm bằng đất nung? Bây giờ có những người nào dùng thứ đồ chơi đó? 
- Xin bố mẹ mua cho một vài đồ chơi bằng đất nung.
K W L H
- Ghi các từ, cụm từ liên quan đến chủ đề. 
- HS thảo luận hoặc giải thích về những điều đã ghi. 
GV gợi ý: Các em biết gì về ... ?
- Ghi những điều học sinh muốn biết thành câu hỏi. 
GV gợi ý: 
- Các em muốn biết gì về ... trong bài học này? 
- Em có muốn biết thêm gì về một điều em ghi ở cột K không?
Sau khi đọc bài và suy nghĩ, HS ghi: 
- Những câu trả lời cho câu hỏi ghi ở cột W. 
- Những điều em thích trong bài đọc. 
- Thảo luận về những câu trả lời đã ghi ở cột L. 
GV gợi ý: Câu trả lời nào đầy đủ, câu trả lời nào cần bổ sung gì?
Ghi những thông tin trong bài em muốn tìm hiểu thêm, cách em sẽ tiếp tục tìm hiểu. 
GV gợi ý: Em muốn biết thêm điều gì trong bài? Em sẽ làm cách nào để tìm hiểu thêm?

Ví dụ về hướng dẫn HS đọc bài Chú Đất Nung (Tiếng Việt 4 tập Một). GV dùng kỹ thuật này để giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài trước khi học.


K W L H
- Những đồ chơi nặn bằng đất: con chó, con cá, cái nồi, búp bê. 
- Trẻ em ở quê ngày xưa chơi đồ chơi nặn bằng đất có sơn màu xanh, đỏ, vàng.
- Đồ chơi làm bằng đất nặn khi gặp nước có bị hỏng không? 
- Làm thế nào để đồ chơi bằng đất chơi được lâu và không gây bẩn? 
- Bây giờ người ta còn làm đồ chơi bằng đất nung không? Ở đâu làm những thứ đó?
- Đồ chơi làm bằng đất nặn mà gặp nước thì bị nhão ra và hỏng. 
- Để đồ chơi bằng đất chơi được lâu, bền thì phải nung nó bằng lửa.
- Tham quan làng nghề gồm để biết đồ dùng, đồ chơi bằng đất nặn được nung như thế nào. 
- Tìm hiểu trên mạng để biết được có những đồ chơi nào làm bằng đất nung? Bây giờ có những người nào dùng thứ đồ chơi đó? 
- Xin bố mẹ mua cho một vài đồ chơi bằng đất nung.

Phương pháp đóng vai là việc tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giảđịnh.

Ưu điểm :

  • HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
  • Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
  • Tạo điều kiện làm nảy sinh khả năng  sáng tạo của học sinh.
  • Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực.
  • Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
 
 
  1. Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS : yêu cầu đóng vai cho nhóm, thời gian cho việc chuẩn bị đóng vai
  2. Bước 2 : Các nhóm chuẩn bị đóng vai : phần lời của từng vai cần nhớ, phần diễn của từng vai, phối hợp diễn thử các vai
  3. Bước 3 : Từng nhóm trình bày đóng vai (diễn)
  4. Bước 4 : Nhận xét / thảo luận về việc đóng vai theo các tiêu chí về lời và hành động diễn có thể hiện đúng nội dung chính của bài và gây cảm xúc tích cực cho người xem không.
  5. Bước 5 : Kết luận được rút ra từ nhiệm vụ đóng vai tập trung vào hiểu, vận dụng kiến thức kỹ năng mới của bài vào thực tiễn.

Bước 4, 5 quan trọng hơn cả
 

Bài 3: Kĩ thuật "Trình bày một phút” và Kĩ thuật “Chúng em biết 3”

 Bài học này cung cấp cho học viên những kiến thức chung và một số ví dụ minh họa về 02 kĩ thuật dạy học tích cực:

  1. Kĩ thuật "Trình bày một phút"
  2. Kĩ thuật "Chúng em biết 3"

 

Kỹ thuật này dùng trong quá trình HS học bài trên lớp vào cuối mỗi bài để HS ghi nhớ nội dung cốt lõi của bài và điều thu hoạch được từ bài học.

Cách thực hiện :

  • GV đặt câu hỏi : Bài này các em đã học được cái gì mới? Có điều quan trọng gì các em muốn giải đáp thêm?
  • HS suy nghĩ, viết ra giấy ý kiến của cá nhân
  • Mỗi HS được trình bày ý kiến của mình trong 1 phút

Kỹ thuật này dùng trong thảo luận nhóm nhằm tập hợp những thông tin được chọn lọc từ thảo luận. Nó tạo cơ hội cho HS khá hỗ trợ HS trung bình hoặc yếu.

Cách thực hiện :

  • Bước 1 : GV nêu chủ đề thảo luận (có thể bằng câu kể hoặc câu hỏi, Ví dụ : Học sinh đi đường an toàn / Học sinh đi đường thế nào để đảm bảo an toàn?)
  • Bước 2 : Mỗi nhóm 3 (có thể hơn 3) HS sẽ chia sẻ những điều các em biết rồi chọn ra 3 điều quan trọng nhất

  • Bước 3 : Đại diện mỗi nhóm trình bày 3 điều nhóm đã chọn

Bài 4: Kĩ thuật đọc tích cực và Kĩ thuật viết tích cực

 Bài học này cung cấp cho học viên những kiến thức chung và một số ví dụ minh họa về 02 kĩ thuật dạy học tích cực:

  1. Kĩ thuật đọc tích cực
  2. Kĩ thuật viết tích cực

Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học / phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS. Kỹ thuật được áp dụng với những bài học được trình bày thành bài đọc tương đối dài (Ví dụ : Lịch sử, Địa lý, Khoa học)

Cách tiến hành :

  1. Bước 1 : GV nêu yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc.
  2. Bước 2 : HS làm việc cá nhân
    • Đoán trước khi đọc: HS đọc lướt qua bài đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng.
    • Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài và liên tưởng tới những gì mình đã biết để đoán nội dung bằng cách tìm  từ hay khái niệm cần học trong bài.
    • Tìm ý chính của bài qua việc tập trung vào các ý quan trọng hoặc các đề mục.
    • Tóm tắt bài dựa trên ý chính, đề mục.
  3. Bước 3 : HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài đọc.
    • HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có)Kĩ thuật này có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để HS phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của các em và những chỗ các em còn hiểu sai.

      Cách thực hiện:

      1. Bước 1 :  GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. Hoặc GV yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng 2-3 phút .
      2. Bước 2 : GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp- 
      3. Không tuyệt đối hóa kỹ thuật DHTC nào vì mỗi kỹ thuật có ưu thế trong DH một số nội dung

        - Phối hợp nhiều kỹ thuật DHTC trong một hoạt động học tập, trong một bài học để thay đổi hình thức hoạt động học tránh nhàm chán, tăng hứng thú trong học tập
         Cần chuẩn bị đồ dùng, thiết bị cho HS để HS hoạt động theo các kỹ thuật DHTC : bảng nhóm, phiếu học cá nhân, dụng cụ cần cho đóng vai, dụng cụ thí nghiệm, tài liệu đọc thêm, máy tính có nối mạng, vật liệu tiêu hao (giấy vẽ, bút dạ, bút màu) …


 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay203
  • Tháng hiện tại3,503
  • Tổng lượt truy cập227,765
ALBUMS ẢNH
VIDEO SỰ KIỆN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây